Cách làm mái hiên tôn chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật
Nội Dung Bài Viết
Mái hiên là một bộ phận quan trọng, có thể giúp che nắng, che mưa cho không gian, vật dụng đặt ở bên dưới. Mái hiên có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như mái hiên tôn, mái bạt,… Loại mái hiên nhiều công trình lựa chọn lắp đặt nhất hiện nay đó là mái hiên tôn. Nhờ có ưu điểm vượt trội nên mái hiên tôn đang ngày càng phát triển rộng rãi. Nếu bạn có nhu cầu làm mái hiên tôn cho công trình của mình và đang tìm hiểu về cách làm mái hiên tôn để tiết kiệm tối đa chi phí. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm mái hiên tôn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Hãy tham khảo để thực hiện nhé
Mái hiên tôn có ưu điểm gì?
Ngoài những loại vật liệu chuyên dụng để làm mái hiên như vải bạt, kính cường lực, tấm poly lấy sáng,… thì hiện nay mái tôn cũng được nhiều gia đình tận dụng để làm mái hiên. Làm mái hiên tôn mang đến một số ưu điểm như:
- Tạo ra không gian thoáng mát. Phần diện tích không gian bên dưới của mái hiên có thể tận dụng để tụ họp thư giãn, giải trí, trò chuyện cùng nhau. Hoặc làm không gian để cho trẻ nhỏ chơi đùa mà không sợ mưa hay nắng
- Có khả năng che chắn cực tốt, giúp chắn gió, nắng, mưa, ngăn chặn được các tác động đến từ bên ngoài
- Trọng lượng của tôn nhẹ vậy nên việc vận chuyển, thi công và bảo dưỡng là vô cùng dễ dàng
- Mái hiên tôn nếu thi công đúng quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn thì có thể sử dụng rất bền. Độ bền lên đến 40 năm
- Mái hiên tôn có giá rẻ hơn so với những loại vật liệu khác. Quy trình thi công đơn giản nên khi làm mái hiên tôn sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn
- Thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn với đa dạng màu sắc, kiểu dáng, chủng loại khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn mẫu tôn phù hợp theo sở thích và công trình của mình. Ngoài ra mái hiên tôn còn làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình
Cách làm mái hiên tôn chuyên nghiệp, đúng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật
Để mang đến một công trình mái hiên tôn chắc chắn, bền đẹp và an toàn. Cách làm mái hiên tôn phải được thực hiện theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị các loại dụng cụ, vật liệu thi công
– Trước tiên bạn cần xác định loại tôn phù hợp. Vì mỗi một loại tôn sẽ có khung và cách thi công khác nhau. Sau khi đã xác định được loại tôn cần sử dụng rồi thì sẽ tiến hành đo kích thước phần mái. Để lựa chọn loại tôn có kiểu dáng, kích thước phù hợp để phần mái hiên được khớp với tổng thể công trình
– Chuẩn bị các loại dụng cụ, vật liệu để thi công như: Máy khoan, mũi khoan, máng xối, xà gồ, úp viền,…
Bước 2: Thi công xà gồ trên hệ khung mái
– Để thi công bước này thì trước khi thi công phải chuẩn bị bản vẽ thiết kế công trình thật chi tiết. Dựa theo bản vẽ để hình dung sơ được phần mái hiên và thi công xà gồ trên hệ khung mái chính xác hơn
– Ở bước này bạn cũng nên lưu ý đến độ dày và khoảng cách của xà gồ, độ dốc của mái hiên. Mái hiên tôn phải có một độ dốc nhất định để giúp nước trên mái thoát nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tránh tình trạng nước bị ứ đọng trên mái
Bước 3: Lắp đặt viền bao xung quanh mái hiên
– Bạn nên sử dụng loại đinh khoảng 5 – 7cm để lắp viền bao xung quanh mái hiên. Cố định vị trí của phần hắt mái và diềm mái xung quanh diện tích của mái hiên tôn. Nếu có thiết kế máng hứng nước thì bạn hãy đặt những viền chồng lên nhau, đặt trên phần cánh mái tôn. Bước lắp đặt viền bao xung quanh mái hiên phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn, chắc chắn cho mái hiên
Bước 4: Lắp tấm tôn lên khung mái
– Lắp đặt lần lượt những tấm tôn lên khung mái hiên từ vị trí cao nhất xuống dưới thấp. Ở phần mép ngoài mái hiên bạn nên chừa ra khoảng tôn ít nhất là 2cm. Nếu làm mái hiên tôn cần sử dụng nhiều tấm tôn thì các tấm tôn sẽ được chồng lên nhau. Khoảng cách chồng nhau tối thiểu 2.5cm (để tránh tình trạng tôn dột nước mỗi khi có mưa). Sử dụng keo silicone chuyên dụng để cố định những tấm tôn vào với nhau
Bước 5: Lắp tấm che khe nối
– Bên cạnh những tấm tôn lợp thì trong quy trình cách làm mái hiên cũng cần đến các tấm che khe nối. Tấm che này sẽ được lắp tại những vị trí điểm nối trên mái hiên tôn. Công dụng của chúng là dùng để phủ lên những vết nối, ngăn chặn bụi bẩn, nước thấm dột xuống bên dưới. Dựa vào nóc mái để tính toán kích thước của những tấm che khe nối. Các tấm che này còn có thể uốn cong hình chữ V để phù hợp với các điểm nối hơn. Dựa vào độ rộng của máng che mà ta có thể quyết định bắn 1 hay 2 hoặc ốc vít
Bước 6: Kiểm tra tổng thể, vệ sinh khu vực thi công, hoàn thành công trình
– Khi đã thi công xong mái hiên tôn. Bạn hãy kiểm tra lại tổng thể phần mái vừa thi công. Để chắc chắn không còn sai sót ở điểm nào. Thu dọn những mảnh vụn tôn, đinh, ốc, vít còn thừa. Vệ sinh khu vực vừa thi công. Và hoàn thành quá trình cách làm mái hiên tôn, đưa vào sử dụng
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cách làm mái hiên tôn đúng tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật. Quý khách có thể tham khảo kỹ để áp dụng vào công trình của mình. Nhưng chúng tôi khuyên rằng tốt nhất quý khách nên tìm đến các đơn vị thi công mái hiên tôn chuyên nghiệp để họ hỗ trợ. Vì nếu bạn là người chưa có tay nghề, kinh nghiệm và không chuẩn bị đầy đủ những vật dụng, máy móc, thiết bị bảo hộ chuyên dụng. Có thể trong quá trình thi công sẽ không đảm bảo an toàn. Mái hiên sau khi thi công cũng không được chắc chắn
Nếu có nhu cầu cần làm mái hiên tôn quý khách hãy liên hệ đến Việt Pháp chúng tôi nhé. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong nghề. Chắc chắn chúng tôi sẽ làm quý khách hài lòng nhất ngay từ lần đầu sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi. Hãy để Việt Pháp mang đến cho quý khách những dịch vụ chất lượng tốt nhất nhé.
Điểm Nỗi Bật Sửa Nhà Việt Pháp
✅ Sơn Nhà Việt Pháp | ⭐ Chuyên Nghiệp, Uy Tín, Giá Ưu Đãi |
✅ Tư Vấn Báo Giá Miễn Phí | ⭐Nhanh Chóng, Cam Kết Giá Rẻ |
✅ Chế Độ Bảo Hành | ⭐Bảo Hành Trọn Gói Dài Hạn |
✅ Khảo Sát Thi Công | ⭐Thi Công Đúng Tiến Độ, Khảo Sát Thực Tế |