Ép cọc bê tông là gì? Có mấy phương pháp ép cọc?
Nội Dung Bài Viết
Xây dựng nhà là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Để công trình đạt đúng chuẩn chất lượng và bền đẹp như mong muốn. Thì lựa chọn loại vật liệu để xây dựng và quá trình thi công là rất quan trọng. Trong các hạng mục quan trọng khi xây dựng một ngôi nhà. Ép cọc bê tông được cho là công đoạn có sự ảnh hưởng lớn đến sự bền vững và chất lượng của công trình đó. Vậy ép cọc bê tông là gì? Và vì sao nó lại có sự ảnh hưởng đến vậy? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé.
Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là gì? Đây là loại cọc sử dụng trong các công trình xây dựng. Đã được đúc sẵn sau đó ận chuyển đến công trường thi công. Dùng những loại máy móc chuyên dụng để ép cọc sâu xuống nền đất. Từ đó giúp phần móng tăng khả năng chịu tải trọng.
Những phương pháp ép cọc bê tông thường được dùng:
- Ép cọc bê tông bằng máy ép robot: Thường được dùng cho những công trình quy mô lớn, mặt bằng thi công công trình rộng.
- Ép tải: Thường sử dụng cho những công trình quy mô vừa và lớn.
- Ép neo: Phương pháp này thường được áp dụng vào những công trình vừa và nhỏ. Hay những công trình mặt bằng thi công hẹp.
Ưu điểm của ép cọc bê tông là gì?
- Không gây ra tiếng ồn. Sẽ không làm chấn động, ảnh hưởng đến các công trình khác xung quanh.
- Thi công nhanh chóng. Giá thành không cao.
- Đảm bảo chất lượng cho nền móng của công trình.
Có thể kiểm tra chất lượng của từng đoạn cọc ép ở bên dưới dễ dàng. Ngoài ra còn có thể xác định sức chịu tải trọng của cọc.
Vị trí ép cọc
Vị trí ép cọc bê tông là gì?
– Vị trí ép cọc bê tông sẽ được xác định theo bản vẽ đã thiết kế: đảm bảo đầy đủ khoảng cách, sự phân bố cọc ở trong đài móng với những điểm giao nhau giữa các trục.
– Để việc định vị chính xác, chúng ta cần phải lấy hai điểm nằm bên ngoài. Để kiểm tra những trục có bị mất khi thi công. Trên thực tế, vị trí cọc đã được đánh dấu bằng những thanh thép độ dài từ 20 – 30cm.
– Từ những giao điểm của các đường tim cọc. Chúng ta có thể xác định được tâm của móng. Từ đó sẽ xác định được tâm của các cọc.
Khi ép cọc bê tông cần đòi hỏi những kỹ thuật gì?
Đối với đoạn được ép cọc
– Cốt thép ở dọc đoạn cọc cần phải hàn với vành thép nối theo 2 bên thép dọc và ở trên suốt chiều cao của vành. Ngoài ra thì vành thép nối cần phải thẳng, không bị cong vênh.
– Bản mã phải thiết kế đúng là ≥ 4mm.
– Trục của đoạn cọc cần nối trùng với hướng nén.
– Bề mặt của hai đầu đoạn được nối với nhau cần tiếp xúc khăng khít.
– Kiểm tra kích thước đường hàn chính xác so với bản vẽ đã thiết kế. Bên cạnh đó, đường hàn nối cọc cần có trên 4 mặt của cọc. Chiều dài của đường hàn không được nhỏ hơn 10cm.
Kỹ thuật ép cọc bê tông đối với các thiết bị dùng để ép cọc là gì?
– Chuyển động pittông kích cần phải đều. Khống chế được tốc độ của lực ép.
– Pép max cần yêu cầu đúng theo quy định của thiết kế.
– Lực nén của kích cần phải đảm bảo có tác dụng trên dọc trục của cọc khi ép đỉnh. Không gây ra lực ngang khi ép.
– Các thiết bị ép cọc cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện vận hành đúng quy định an toàn lao động.
– Đồng hồ để đo mức áp lực cần tương ứng với khoảng lực đo.
– Trong suốt quá trình ép cọc bê tông. Cần phải phải quản lý được tốc độ ép cọc. Để có thể đảm bảo đầy đủ những yêu cầu kỹ thuật.
Trên đây là một số những thông tin về ép cọc bê tông. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu được ép cọc bê tông là gì? Ép cọc có bao nhiêu phương pháp. Và các phương pháp này có ưu điểm gì trong xây dựng công trình. Để có thể giúp chúng ta lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất nhé.
Điểm Nỗi Bật Sửa Nhà Việt Pháp
✅ Sơn Nhà Việt Pháp | ⭐ Chuyên Nghiệp, Uy Tín, Giá Ưu Đãi |
✅ Tư Vấn Báo Giá Miễn Phí | ⭐Nhanh Chóng, Cam Kết Giá Rẻ |
✅ Chế Độ Bảo Hành | ⭐Bảo Hành Trọn Gói Dài Hạn |
✅ Khảo Sát Thi Công | ⭐Thi Công Đúng Tiến Độ, Khảo Sát Thực Tế |